Vẻ đẹp Sapa trong sương mù

Sa Pa từ lâu đã được biết đến như một Châu Âu thu nhỏ của Việt Nam với khí hậu cận ôn đới đặc trưng quanh năm mây phủ. Với vẻ đẹp buồn, sương mù Sa Pa có sức cuốn hút đặc biệt với tất cả du khách khi đặt chân tới vùng đất này.

Ruộng bậc thang ở Sapa

Nét chấm phá kì khôi, sự giao thoa hài hòa giữa thiên nhiên và bàn tay còn người đã làm nên khung cảnh tuyệt đẹp nhất trên từng ngọn lúa ở ruộng bậc thang Sapa đã khiến không biết bao du khách, biết bao người đồng bằng tới Sapa được dịp ngỡ ngàng.p.

Nhà thờ đá cổ Sapa

Nhà thờ đá cổ Sapa trên phố núi giữa đêm mờ sương giống như một biểu tượng của xứ sở Sapa, của đất trời Tây Bắc.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

10 món "đặc sản" hấp dẫn Đà Lạt

Với khí hậu nóng bức này của Sài Gòn thì việc được lên Đà Lạt nghỉ dưỡng vài ngày quả là niềm mơ ước của biết bao người.
Nhưng trước khi đi du lịch Đà Lạt , chúng ta hãy cùng “bỏ túi” một đôi món ăn hấp dẫn tại thành phố Đà Lạt mơ mộng này nhé!

1. “Pizza” Đà Lạt
Tên gọi này vững chắc sẽ gây lầm lẫn nếu bạn chưa từng thưởng thức món ăn độc đáo này. Nếu đã từng nhắm nháp món bánh tráng nướng truyền thống, ắt hẳn bạn sẽ rất thích với phần nhân của bánh “pizza” này. Nhân của một cái “pizza” bao gồm pate, xúc xích, gà xé, khô bò, hải sản và phô mai, tùy theo đề nghị của bạn.
Giá của món ăn vặt quyến rũ này nao núng từ 5.000 đồng cho đến 22.000 đồng, tùy theo số lượng nhân bạn chọn.

2. Bánh căn cô Chín
Tuy không phải là quê hương của món bánh căn, nhưng chính phần nước chấm đã tạo nên hương vị riêng của món ăn này. Vẫn là 2 loại bánh căn trứng cút và trứng gà, bạn có thể chấm với nước mắm pha hoặc gọi thêm 1 viên xíu mại để ăn cùng.
Tuy nhiên, điểm trừ là món này làm hơi lâu và số lượng khách đến ăn cũng khá nhiều nên nếu đến trễ thì bạn phải chịu khó đứng chờ nhé. Giá cũng khá mềm, 3.000 đồng cho một cặp bánh và 3.000 đồng cho một viên xíu mại.

3. Kem bơ


Kỳ lạ là ở một xứ sở giá lạnh như Đà Lạt mà lại nổi tiếng với món ăn vừa nghe đã thấy “lạnh hơn”. Tuy nhiên, có thử qua mới biết cái cảm giác cái vị beo béo, ngọt ngọt của món này mà kết hợp với không khí mát mẻ của vùng đất này thì phải gọi là “số dzách”. Bơ được xay nhuyễn còn kem thì bạn thả sức tuyển lựa mùi vị mà mình yêu thích nhé.
Giá một ly “chất lượng” thế này ở quán Thanh Thảo tầm khoảng 20.000 đồng.

4. Sữa đậu nành

Không nơi đâu mà sữa đậu nành lại trở nên một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân như tại Đà Lạt. bởi vậy, sẽ chẳng có gì sửng sốt khi bạn bắt gặp hình ảnh 2 người đàn ông khôn xiết “ngầu” đang rủ nhau “Sữa đậu nành không?” thay vì “Đi nhậu không?” như ở Sài Gòn.
Ở đây bạn có khá nhiều chọn lựa cho món thức uống bình dân này, gọi thêm một dĩa bánh ngọt để nhâm nhi hoặc cho thêm sữa bò vào để tạo độ béo. Một ly sữa đậu nành bò giá chỉ 8.000 đồng và một dĩa 5 bánh cũng chỉ 20.000 đồng thôi, ăn bao lăm thì tính tiền bấy nhiêu bạn nhé.

5. Các món nướng

Cái thú vui tối tối dạo quanh gần chợ Đà Lạt hay hồ Xuân Hương tấp vào một gánh hàng rong nào đó bên lề đường rồi chọn cho mình một phần bắp, khoai lang hoặc trứng gà nướng bị “lây nhiễm” sang cho du khách chứ chẳng riêng gì người dân tại đây.
Do là món ăn hạ nên giá cũng khá bình dân. Tuy nhiên bạn nên hỏi giá trước để tránh trường hợp bị “chặt chém” nhé.

6. Bánh mì Liên Hoa

Là một quán ăn lớn nằm trên đường 3/2 nhưng tại đây có bán thêm bánh mì và các loại bánh ngọt khác. Bánh mì ở đây phải gọi là chất lượng và “đáng đồng tiền”. Có 2 loại thường được khách yêu thích là bánh mì thịt chả và bánh mì xíu mại. Mỗi loại đều có cái ngon riêng, nhưng nhìn chung là đáp ứng được khẩu vị của khá nhiều thực khách. Giá cũng khá mềm, khoảng 15.000 đồng cho một ổ ăn no.

7. Xắp xắp

Tuy tên gọi nghe có vẻ bắt tai nhưng bản tính đây chính là món gỏi (nộm) khô bò mà nhiều người biết đến. Sở dĩ có tên gọi vui tai này là do âm thanh phát ra từ chiếc kéo mỗi khi được dùng để cắt các nguyên liệu của món ăn.

8. Mác mác

Nếu chỉ vừa nghe tên mà đã vội gọi ngay thì vững chắc bạn sẽ “bật ngửa” khi nhận được một ly "mác mác" đó nha. vì cũng như "xắp xắp", đây chỉ là tên gọi khác của món chanh dây mà thôi. Nhưng nếu là người hảo chua, bạn cũng có thể mua cho mình một chai "mác mác" thuần chất để đem về pha uống dần dần.

9. Chè hé

Lần đầu đến đây, hầu như mọi người đều thắc mắc với cái tên đặc biệt. Nhưng sự thực là không có một loại chè nào “hé” cả, cái tên chè hé ra đời là do cửa sắt của quán chè này chỉ mở he hé chứ không bao giờ mở mang ra cả, thế nên lâu dần người ta quen miệng gọi là chè hé.
Chè ở đây cũng khá ngon, nhưng có một sự phân biệt rõ ràng về giá cả. Nếu gọi chè nóng thì chỉ 5.000 đồng cho một chén thơm phưng phức nhưng nếu muốn ăn chè lạnh thì giá sẽ tăng gấp đôi nhé.

10. Xíu mại


Xíu mại ở Đà Lạt có một vị thơm không thể diễn đạt. Một chén xíu mại đầy đủ sẽ bao gồm cả nước sốt lẫn nhân và ăn kèm một ổ bánh mì nóng giòn tan. Món này có thể ăn được cả ngày, nhưng nếu thưởng thức vào lúc sáng sớm, uống thêm một ly sữa bò nóng thì sẽ cảm thấy bình yên đến lạ.
Một chén “ngon lành” thế này chỉ khoảng 10.000 đồng thôi nhé.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ ở Tả Van


Lễ hội Nhặn Sồng là một lễ hội độc đáo ở Tả Van Sapa thu hút đông đảo du khách thập phương tới tham gia. Là lễ hội của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa), vào những ngày tốt của tháng đầu năm, người Dao ở Giàng Tả Chải thường tôt chức lễ “Nhặn Sồng” ở khu rừng cấm của làng.>>>Xem thêm: du lich sapa 2 ngay 3 dem

Từ đầu thập kỷ 50, do sự gia tăng dân số, nạn phá rừng làm nương rẫy cũng phát triển, nên chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa mầu, người Dao mới tổ chức lễ “Nhặn Sồng”. Đồ cúng lễ là một con lợn (to hay nhỏ tuỳ thuộc số người đến dự nhiều hay ít). Con lợn này luân phiên hàng năm từng hộ gia đình trong làng nuôi dưỡng. Lợn dâng cúng phải là lợn có lông đen tuyền, khoẻ mạnh, béo tốt.

Ngày làm lễ Nhặn Sồng, mỗi hội gia đình cử từ một hay hai người nam giới đi dự. Người đi dự lễ đều mặc quần áo đẹp, mang theo nửa lít rượu và một bát gạo, nét mặt hồ hởi tiến vào khu rừng hay bị phá nhất. Địa điểm họp có khi cũng chọn ngôi nhà gần khu rừng bị phá (vì theo quan niệm của đồng bào, nhà ở gần rừng hay thả rông gia súc và hay phá rừng nhiều hơn).




Khi mọi người đến đông đủ, dân làng bầu ra một người làm gốc, “Chẩu chiếu” - người đứng đầu trông coi rừng trong năm. Người “Chẩu chiếu” phải là người có sức khoẻ, giỏi lý lẽ, hiểu biết lệ tục. Sau khi được bầu “Chẩu chiếu” làm lễ cúng thần thổ địa “Thủ Ti” - Vị thần cai quản cộng đồng làng. Sau đó ông ta trịnh trọng đọc quy ước của làng: Bà con trong làng đã bầu tôi làm “Chẩu chiếu”, tôi nói điều gì bà con phải tuân theo. Tham khảo tour sapa 3 ngay 4 dem để khám phá thêm nhiều lễ hội đặc sắc ở Sapa

Sau khi “Chẩu chiếu” đọc xong một điều quy định, đại diện các gia đình thảo luận. Cuối cùng, “Chẩu chiếu” tổng hợp các ý kiến thành quy ước riêng của làng về bảo vệ rừng, mọi người dân trong làng Giàng Tả Chải đều có trách nhiệm thực hiện. Quy ước của làng đã được “Thiêng” hoá vì có sự chứng kiến, công nhận của thần thổ địa. Quy ước của làng là nguyện vọng của cả làng, trở thành “luật lệ” của làng, mọi dân làng đều tự giác tuân theo.


>>>Xem thêm: Khám phá lễ hội Trầu Sun ở Sapa
Trong niềm vui thống nhất được quy ước, mọi người đều ăn chung một bữa ăn cộng đồng. Thịt, cơm bầy ra lá rừng, rượu uống bằng ống bương nhưng mọi người đều hân hoan trong niềm vui chung của cả làng.

Lễ hội Nhặn Sồng mang nét đặc trưng của núi rừng, của người dân nơi đây, nếu một lần đến đây bạn hãy tìm hiểu và chứng kiến lễ hội này nhé, bạn sẽ không tránh khỏi ngạc nhiên về phong tục, lễ hội và văn hóa xứ này đâu. Lễ hội Nhặn sống đặc trưng cho nền văn hóa độc đáo của dân tộc Dao ở Sapa. Hi vọng lễ hội được gìn giữ và luôn thể thiện nét đẹp văn hóa dân tộc ở Sapa nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Cách khắc phục những sự cố khi đi du lịch



Du lịch là sở thích của rất nhiều người, thế nhưng trong chuyến du lịch của bạn thì cũng có những sự cố xảy ra không mong muốn. Dưới đây là cách khắc phục những sự cố mà bạn có thể tham khảo.

>>>Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp của Nậm Sài ở Sapa

Khắc phục sự cố khi đi du lịch

Dù không mong muốn nhưng trong mỗi chuyến hành trình du lịch, nhiều sự cố bất ngờ có thể xảy ra. Dưới đây là một số kinh nghiệm để giúp bạn “khắc phục sự cố” khi đi du lịch.

Không mua được vé tàu, xe


Hãy đặt được vé tàu xe sớm nếu định đi xa vào dịp cao điểm. Bạn phải đặt trước có khi đến vài tháng. Trong trường hợp quên làm việc đó, bạn có thể túc trực tại các bến, để xem có người trả vé thì có thể nhanh tay xí chỗ.

Không thể đến được điểm đã chọn? Nếu gặp trường hợp không có một phương tiện nào có thể đến được điểm du lịch, bạn có thể linh động đổi địa điểm khác.

Sự bất đồng ngôn ngữ khi đi du lịch


Rất nhiều vấn đề có thể xảy ra khi du lịch mà bất đồng ngôn ngữ như khi lạc đường, mua đồ ăn, thức uống hay mua sắm. Vì vậy, trước khi đi du lịch bạn có thể học một số câu nói cơ bản nhất như: xin chào, cám ơn, xin lỗi hay những câu hỏi đường, hỏi nhà vệ sinh…Tham khảo thêm tour du lịch Sapa để đến Sapa khám phá nhiều điểm du lịch thú vị ở Sapa

Khi bạn không thành thạo tiếng của họ bạn cũng hãy mạnh dạn nói khi mà bạn đang lắp ghép từ ngữ, đừng ngại nói hay sắp xếp hoàn chỉnh cả câu mới nói. Thường thì chỉ cần bạn nói được vài từ quan trọng, người dân bản địa có thể luận ra được bạn muốn gì và sẵn sàng giúp nếu bạn có thái độ thiện chí và nụ cười trên môi!

Khi bạn không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các động tác, cử chỉ: gật đầu, lắc đầu, chỉ tay… sẽ giúp ích bạn không nhỏ trong quá trình truyền tải thông tin.

Sự cố mất tiền, tài sản

Nếu mất những tài sản có giá trị như tiền mặt, ngân phiếu, thẻ tín dụng, bạn nên báo ngay với cảnh sát và chính quyền sở tại, đồng thời làm một bản xác nhận mất tài sản ở ngay nơi xảy ra sự cố và nộp cho cơ quan chức trách để yêu cầu được trợ giúp. Nếu tài sản là chi phiếu, thẻ tín dụng bạn nên báo ngay với ngân hàng để đảm bảo tài khoản được bảo quản cho đến khi sự cố được giải quyết.

Khi bị lạc đường


Đây là một trong những tình huống du khách thường gặp nhất. Vì thế, bạn phải có namecard của khách sạn nơi bạn đang lưu trú trong túi khi đi ra ngoài. Ngoài ra, bạn cũng cần có một quyển sổ tay, trong đó có ghi những thông tin cần thiết như họ tên và thông tin về người trưởng đoàn, hướng dẫn viên và tên gọi của nơi lưu trú tính đến thời điểm hiện tại… Nếu tất cả những điều cần lưu ý trên đã không thể thực hiện được, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của đồn cảnh sát gần nhất.

Khi bị tai nạn hoặc vi phạm pháp luật


Nếu gặp trường hợp bất đắc dĩ này, bạn nên liên hệ ngay với lãnh sự quán của nước mình tại các nước để nhờ can thiệp và giúp đỡ. Do hệ thống pháp luật mỗi quốc gia có sự khác nhau, vì vậy, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của mình, bạn nên yêu cầu luật sư và người phiên dịch để trình bày chính xác nội dung sự việc, tránh những rắc rối do sự bất đồng ngôn ngữ và cách diễn đạt có thể gây ra. Bạn hãy đến Sapa tham gia tour du lịch Sapa 2 ngày 1 đêm để khám phá miền đất Sapa xinh đẹp nhé.

Sự cố khi đi du lịch trời mưa


Sắm ba lô hoặc túi có chức năng chống thấm nước, được may từ chất liệu vải không thấm nước như simili.

Khi đồ dùng bị ướt: nên dùng máy sấy tóc từ khách sạn hoặc mang theo để sấy, làm khô nhanh mà không khiến đồ đạc bị biến dạng, không nên sấy đồ cạnh bếp lửa hay bếp gas.

Giày bị ướt: Bí quyết là hãy lấy báo cũ vò nhét vào bên trong giày và thay báo liên tục hai tiếng đồng hồ mỗi lần. Hôm sau giày của bạn sẽ khô.

Hi vọng với vài cách khắc phục trên thì bạn có thể dễ dàng xử lý những sự cố đáng tiếc xảy ra. Chúc bạn có một chuyến du lịch an toàn và vui vẻ.

Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Khám phá vẻ đẹp Nậm Sài ở Sa Pa


Đến Sapa bạn có cơ hội khám phá nhiều điểm du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng . Nhưng sẽ không thật trọn vẹn nếu du khách chưa một lần trải nghiệm tuyến du lịch cộng đồng Nậm Sài để tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc sinh sống nơi đây.


Nằm cách trung tâm thị trấn Sa Pa về phía Nam 30km, du khách tour du lịch Sapa  không chỉ được tận hưởng khí hậu trong lành, mát mẻ đặc trưng của vùng núi phía Bắc; thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ với dãy núi Hoàng Liên trùng điệp cùng những thửa ruộng bậc thang trải rộng ngút tầm mắt mà còn được sống trong bầu không khí thân thiện của những người dân nơi đây và khám phá vẻ đẹp văn hóa bản làng của ngườ dân tộc Xá Phó, người Tày, người Dao, người Giáy. Bản sắc văn hóa các dân tộc làm nên một bức tranh đa sắc màu nằm giữa rừng xanh trùng điệp của đất trời; những cô gái dân tộc Tày đằm thắm trong trang phục màu chàm đen, những chàng trai dân tộc Xá Phó nổi bật với bộ váy áo thể hiện sự tài tình của người thợ với gam mầu nóng nổi bật trên nền vải chàm đen, các chàng trai cô gái dân tộc Dao đỏ với bộ trang phục màu đỏ tươi làm rạng rỡ một góc trời.

Nậm Sài theo tiếng dân tộc Tày có nghĩa là “suối cát”. Sở dĩ có tên Nậm Sài bởi các dòng suối ở đây thường có rất nhiều cát. Giữa suối có hàng trăm phiến đá to, nhỏ với đầy đủ các hình thù kỳ lạ, độc đáo. Hai bên bờ suối, cây và hoa rừng đua nhau khoe sắc tạo nên một bức tranh sơn thủy vô cùng sinh động, hữu tình.Du khách có thể ngồi trên các phiến đá và ngắm hoàng hôn buông xuống trên dãy núi Hoàng Liên thật trùng điệp và vô cùng hấp dẫn.

>>>Xem thêm: Chiêm ngưỡng đá vợ chồng ở Sapa

Du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng 3 ngọn thác tuyệt đẹp là thác Cá Nhảy, thác Nậm Ngấn và thác Ba Tầng khi đếnNậm Sài. Mỗi thác đều mang một vẻ đẹp riêng, ngày đêm ầm ầm nước chảy, tung bọt trắng xóa xuống những ghềnh đá tạo nên bầu không khí mát lạnh, trong trẻo giữa đại ngàn. Thác Nậm Ngấn có nhiều nước về mùa hè và ít nước về mùa đông, nước chảy ầm ầm suốt ngày đêm như khẳng định sức mạnh của ngọn thác. Thác Ba tầng lại giống như mái tóc dài của thiếu nữ đang chải để làm duyên, dòng thác rất nhẹ nhàng uyển chuyển tạo thành 3 tầng thác giống như ba chị em cô tiên đang nhẹ nhàng chải tóc, nước như muốn ôm trọn tất cả vào lòng. Thác Cá Nhảy tạo cảm giác thoải mái và thích thú, đến đây du khách sẽ được ngắm những "vũ điệu của cá" tung tăng bay nhảy trên ngọn thác càng làm tăng thêm sự hiếu kỳ của du khách.

Nậm Sài không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan môi trường thiên nhiên kỳ thú, nơi đây còn có những cuộc hành trình văn hóa đầy hấp dẫn khi ta thăm và khám phá vẻ đẹp của các dân tộc ở đây. Mỗi dân tộc là một bông hoa đầy màu sắc. Khi đến với bản lảng người Xá Phó, người Tày hay người Dao, du khách sẽ được gặp gỡ đồng bào dân tộc thiểu số nhiệt tình mến khách. Du khách vào thăm nhà một ai đó đều có thể dự một bữa cơm cùng với chủ nhà, vừa được thưởng thức một số món ăn dân tộc đặc trưng của vùng cao như: món cá lam ống, măng sặt xào thịt hay ninh xương, măng vầu xào tỏi hoặc xào với rau thơm tỏa hương vị ngạt ngào , những món ăn do chính bàn tay của người dân nơi đây chế biến. Du khách thưởng thức các món ngon không thể thiếu được "nước cay" hay còn gọi là rượu. Rượu do đồng bào tự chưng cất để uống, du khách đến khám phá vẻ đẹp của bản làng sẽ được nhâm nhi để cảm nhận độ nặng của rượu cũng như tình cảm sâu đậm của người dân nơi đây dành tặng cho mình.

Từ trung tâm xã đi khoảng 2,5km, du khách  sẽ đến thăm đồng bào người Xa Phó qua một cầu treo và một cầu gỗ, dưới chân làng là những cối giã gạo bằng sức nước suốt ngày đêm tận tụy giúp đỡ con người giã gạo. Tiếng chày nhịp đều lên xuống nghe vui tai như phát ra âm thanh đầy ấn tượng từ xa chào đón. Du khách sẽ thấy thú vị khi nhìn thấy các cô gái trong bản với trang phục sặc sỡ sắc màu, giọng hát trong trẻo, cùng với tiếng sáo, nhạc chuông lắc... những bài hát dân ca ru con, tiếng sáo giao duyên, những điệu múa khăn, múa xe bông dệt vải, múa giã gạo đưa du khách vào mê cung huyền bí nơi rừng xanh, trời biếc.

Xa xa du khách tour Sapa 2 ngày 1 đêm nhìn thấy những ngôi nhà sàn 3 gian san sát với cầu thang lên xuống được làm bằng các cây tre bắc cầu chứ không làm bậc thang lên xuống như người Tày. Nhà sàn của người Xa Phó thường lợp mái gianh, sàn được dát bằng tre hoặc vầu; khi ta bước vào và đi lại có cảm giác đang đi dạo trên những phím đàn, được nghe những âm thanh của chính ta biểu diễn, cảm giác thật là thú vị. Ngôi nhà với lối kiến trúc đ Nậm Sàiơn sơ mộc mạc, nhưng lại ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa làm nên những đặc trưng riêng cộng đồng người Xa Phó.

Hãy thử một lần đến với Nậm Sài, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên - sinh thái và bản sắc văn hóa các dân tộc thật hấp dẫn. Hãy đến Sapa cảm nhận vẻ đẹp của Nầm Sài và nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp khác nhé. Chúc bạn một chuyến đi vui vẻ.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Khám phá lễ hội Trầu Sun ở Sapa

Nếu đi Sapa vào dịp đầu năm thì bạn sẽ có cơ hội tham gia nhiều lễ hội độc đáo của các dân tộc thiểu số sinh sống tại Sapa bởi các lễ hội này hầu hết tập trung vào đầu năm khi mùa xuân đến.
Trầu Sun được tổ chức hàng năm vào ngày Hợi tháng giêng (mồng 5 tết) của dân tộc Dao Đỏ ở làng Chành xã Xuân Giao 
>>>Tham khảo: Tour du lich Sapa 2 ngay 3 dem

Lễ hội Trầu Sun là một trong những lễ hội mang đậm nét tín ngưỡng nông nghiệp của người Dao Đỏ ở Lào Cai. Trầu có nghĩa là “cầu”, “sun” có nghĩa là “xuân”, “trầu sun” mang ý nghĩa là lễ hội cầu mùa diễn ra phổ biến ở các làng bản vào dịp đầu xuân.



>>>Xem thêm: Khám phá lễ hội  roóng poọc của người Giáy ở Sapa
Trầu sun là một trong những nghi lễ cầu mùa rất đặc trưng của người Dao đỏ được các làng bản tổ chức thường xuyên hàng năm hoặc vài ba năm một lần vào các dịp đầu xuân cầu cho mưa thuận gió hoà, cây cối phát triển, mùa màng tốt tươi, không xảy ra dịch bệnh, gia đình ấm lo, hạnh phúc.

Từ sáng sớm, thầy cúng chính cùng đại diện các hộ gia đình chuẩn bị đầy đủ các mâm lễ cúng thần trời đất, thần làng … Sau khi đoàn đội lễ đến tại khu đất rộng đầu làng (nơi diễn ra hội làng), thầy cúng thay mặt dân làng thắp hương khấn báo thần làng, trời đất phù hộ cho dân làng mở hội cầu mùa, cầu phúc, cầu tài cầu cho con trai làng trên, con gái làng dưới, thuận duyên, bén lứa nên vợ, nên chồng, nhà nhà ấm no hạnh phúc…




Sau khi kết thúc phần lễ tại lễ Trầu Sun thì sẽ diễn ra cuộc thi văn hoá – văn nghệ, thi đấu các môn thể thao truyền thống, như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, đánh quay. Đội văn nghệ các xã tổ chức thi múa, hát, trích đoạn nghi lễ cấp sắc người Dao… Các trò chơi, trò diễn càng sôi nổi hấp dẫn bởi sự góp mặt của cộng đồng các dân tộc ở 7 xã, thị trấn cùng đông đảo đồng bào các dân tộc từ khắp các địa phương lân cận đến xem và cổ vũ cho các tiết mục biểu diễn văn nghệ và thi đấu thể thao.
lễ hôi Trầu Sun là một lễ hội truyền thống độc đáo của người Dao Đỏ, nếu du lịch Sapa mùng 5 tết bạn hãy tham gia lễ hội Trầu Sun để có những trải nghiệm thú vị nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Chiêm ngưỡng đá vợ chồng ở Sapa

Du lịch Sapa nổi tiếng với những thắng cảnh tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng như thác Bạc, thác tình yêu, núi Phan-xi-phăng,... Thiên nhiên còn để lại những vết tích kì diệu mà  bạn nên tham gia tour du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm khám phá trong đó có đa vợ chồng  Đá vợ, đá chồng nằm trong khu Di tích Bãi đá cổ Sa Pa, thuộc thung lũng Mường Hoa, xã Hầu Thào.Đá vợ đá chồng là một cặp đá có tư thế đang hướng về nhau, đang tìm đến nhau

Đá vợ đá chồng là một cặp đá có tư thế đang hướng về nhau, đang tìm đến nhau. Hai tảng đá có liên quan đến truyền thuyết về mối tình thủy chung của đôi trai gái vượt lên mọi gian nan, thử thách, mong tìm đến với nhau và được sống hạnh phúc, nhưng khi sắp sửa gặp nhau thì họ đều đã bị hóa đá.

Phía đầu bãi đá khắc cổ cạnh con đường trục chính liên xã cũ có một tảng đá nằm dưới vùng sình lầy. Hòn đá có hình người nằm phủ phục, đầu quay xuống phía hạ huyện. Ở cuối bãi đá đó, cách chừng 2km, có tảng đá lớn cũng hình người nằm phủ phục, đầu quay lên, hai tảng đá có hình dáng giống nhau.



       >>>>Xem thêm: Đến Sapa chinh phục đỉnh Phan Si Păng

Đồng bào H’Mông ở quanh vùng Hầu Thào – Tả Van có kể lại: Từ lâu lắm rồi, ở mãi phương Bắc xa xôi đã xảy ra một cuộc chiến thảm khốc giữa hai bộ tộc. Kẻ chiến thắng là một tộc trưởng tàn ác, hắn còn có một tên phù thủy gian manh làm quân sư. Tên quân sư gian manh rắp tâm chiếm đoạt người con gái độc nhất của tộc trưởng.

Nàng tiểu thư xinh đẹp – con gái tộc trưởng lại đem lòng yêu chàng trai con tộc trưởng chiến bại trong cuộc chiến tranh vừa qua. Những ngày hai bộ tộc còn chung sống hòa bình thì tình yêu của đôi trai gái đẹp biết bao. Nghe lời xúc xiểm của tên quân sư, chiến tranh giữa hai bộ tộc đã xảy ra. Dù vậy, đôi trai gái vẫn quyết tâm bảo vệ hạnh phúc và họ đã cùng nhau trốn chạy về hướng nam mong rằng sẽ tìm được hạnh phúc ở nơi xa lạ.


Được tin, tộc trưởng huy động quân lính đuổi theo. Tên phù thủy quân sư uất ức nguyện rằng: “Nếu hai đứa trẻ đến suối Kim Hoa mà thoát vào đêm thứ mười thì hắn sẽ chọn thất bại. Nếu ngày mười một mà chưa qua suối Kim Hoa thì đôi trẻ sẽ hóa đá”.

Đêm thứ mười đôi trai gái đến thượng nguồn suối Kim Hoa (nay là đất Tả Van – Hầu Thào) thì cô gái không may sa xuống bãi sình lầy còn chàng trai đã vượt qua bãi sình lầy, không thấy cô gái, chàng trai liền quay lại để tìm, chạy được một quãng, mệt quá, chàng gục xuống. Trời sáng, chàng hóa đá đầu vẫn quay về phương Bắc – nơi người vợ còn ở đó. Còn cô gái cũng đã hóa đá đầu quay về hướng nam như cố chạy theo chồng. Vì thế, tảng đá chồng lớn hơn tảng đá vợ và chúng có hình dạng giống nhau.Tham gia tour du lịch Sapa 2 ngày 1 đêm để được tìm hiểu và khám phá nhiều điều lí thú ở Sapa.

Người già trong vùng nói rằng hai tảng đá hình như vẫn lần tìm đến nhau. Ở phía phải và trái của hai tảng đá vẫn tồn tại hai cánh rừng nhỏ, cả hai cánh rừng đều có những cây cổ thụ và có hai miếu thờ, một của đồng bào Giáy, một của đồng bào H’Mông thờ mối tình chung thủy của chàng trai, cô gái.
Đá vợ chồng đã trường tồn với thời gian như một minh chứng cho sự bất diệt của tình cảm vợ chồng. Đặt chân lên đây bạn còn được ngắm nhìn bao quát toàn cảnh đồi núi và ruộng bậc thang tuyệt đẹp.
Nguồn: Tổng hợp

Khám phá lễ hôi Roóng Poọc của người Giáy ở Sapa

Ở Sapa vào đầu năm thường diễn ra rất nhiều lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách du lịch Sapa tham gia. Những lễ hội ở Sapa thường rất độc đáo mang đậm nét đẹp truyền thống trong phong tục của các dân tộc sinh sống ở đây. Hội roóng poọc là một trong những lễ hội như vậy.

Hội roóng poọc hay còn gọi là lễ hội xuống đồng. Theo quan niệm của người Giáy đây là lễ hội để kết thúc một tháng vui chơi (tháng Tết). Đồng thời để mở đầu cho năm mới lao động và trong tư tưởng của người Giấy, đây còn là lễ cúng thần cai quản địa bàn để thần phù hộ cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khoẻ mạnh.

Người Giáy quan niệm: Trời là cao nhất, trời sinh ra tất cả lành, dữ, xấu, tốt; 'tiên' cũng ở trên trời, nhưng 'tiên' chủ yếu làm ra đều tốt, lành. 'Thần' là ở trần gian, người trực tiếp làm ra những điều lành dữ, tốt, xấu. Do đó lễ cúng thần trong ngày hội roóng poọc cũng là cúng cả trời, cả 'tiên', cả 'thần'. Hội roóng poọc vừa là vui chơi, lại vừa là cầu trời đất, thần thánh phù hộ cho sản xuất, cho cuộc sống của làng bình yên.

Lễ hội diễn ra vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa.

Để chuẩn bị cho lễ hội, các chức sắc trong làng đến nhà chủ làng để cùng chuẩn bị các đồ cúng thần, câu treo vòng mặt trời (vòng mặt trời được làm bằng tre vót nhọn và uốn vòng tròn, sau đó dán giấy xanh, đỏ, vàng, và cắt mặt trời bằng giấy đỏ, mặt trăng bằng giấy vàng dán vào giữa vòng, sau đó cắt con âm dương dán lên mặt trăng. Vòng mặt trời còn có ba tua bằng hoa giấy xanh, đỏ, tím, vàng),…

Địa điểm mở hội là một khu ruộng tương đối bằng phẳng phía đầu bản. Trung tâm hội dựng cây còn cao vút bằng cây mai có một vòng tròn trên ngọn. Vật cúng là những lễ vật tượng trưng cho sự no ấm như: vải, trứng, măng, bạc trắng và 6 quả còn của các cô gái chưa chồng.

Mở đầu lễ hội là cúng thần linh cầu cho người yên, vật thịnh. Khi lễ cúng kết thúc là dàn nhạc trống, chiêng điệu kèn pí lè tấu lên thông báo các chò chơi mang tính nghi lễ tượng trưng bắt đầu.

Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi, mở đầu là chò chơi ném còn. Những người cao tuổi (nam một bên, nữ một bên) lấy 6 quả còn cùng ném tượng trưng 3 lần khai mạc, rồi sau đó mọi người vào cuộc chơi. Những quả còn tua xanh đỏ vun vút lao len phông còn.Tiếng xuýt xoa hò reo cổ vũ rền vang.Phông còn bị ném thủng là báo hiệu cho một năm mùa màng tươi tốt.
Chơi ném còn trong lễ hội.

Cùng với ném còn là chơi kéo co cũng bắt đầu bằng hình thức kéo nghi lễ. Tốp nam đứng phía đông cầm phần gốc dây song (dây kéo co). Tốp nữ đứng phía tây cầm phần ngọn. Hồi trống kèn nổi nên thúc giục. Bên nam(đằng đông tượng trưng cho dương, mặt trời) luôn kéo thắng. Bên nữ (tượng trưng cho âm) giả vờ thua. Và như vậy, năm đó cả làng sẽ được mùa. Phần nghi lễ kết thúc, đông đảo nam nữ thanh niên cùng ùa vào chia phe thi kéo, kể cả du khách cũng có thể tham gia.

Khi kết thúc lễ hội, các già làng làm lễ khấn và hạ cột còn. Hai thanh niên khoẻ mạnh cùng 2 con trâu mộng được chọn cầy 5 đường “xuống đồng” tượng trưng cho vụ mùa mới bắt đầu. Tiếp đến, mâm cúng của nhà nào nhà ấy đem về, còn mâm cúng thần được bày ra ăn chung tại nơi tổ chức lễ hội, nghĩa là mỗi nhà một người, tự đem cơm, rượu… đến, còn thức ăn sẽ được chia đều cho các mâm, mâm nào không ăn hết họ lại tự chia đều cho nhau đem về nhà.

Lễ hội Roóng poọc diễn ra trong không khi vui vẻ, từng đoàn người tíu tít nói cười, hồ hởi về dự hội. Người Mông từ Hầu Thào, Lao Chải dồn xuống, người Dao từ Bản Hồ, Bản Phùng ngược lên, du khách từ thị trấn SaPa cũng tới dự làm cho lễ hội đông vui tới vài nghìn người.
Nếu đến Sapa vào dịp đầu năm bạn còn có cơ hội tham gia nhiều lễ hội độc đáo khác. Hãy đến Sapa để khám phá thêm nhiều điều thú vị tại vùng đất xinh đẹp này nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Đặc sắc lễ hội xuống đồng ở bản Hồ, Sapa

Lễ hôi xuống đồng ở bản Hồ Sapa là một lễ hội đặc sắc thu hút sự quan tâm của người dân và khách du lịch. Cứ vào dịp đầu xuân trước những ngày chuẩn bị canh tác vụ mới thì người dân tộc Tày, Dao lại tổ chức lễ hội này nhằm cầu mong một mùa màng bội thu, thuận lợi.

Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Dao được khai hội sáng ngày mồng 8 Tết đã thu hút rất đông nhân dân địa phương và du khách thập phương, có rất nhiều khách du lịch nước ngoài đã đến dự vui và khám phá nét văn hoá đặc sắc của đồng bào vùng núi cao phía bắc.

Phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước. Đoàn rước bao giờ cũng đi từ rất sớm khi trời còn chưa rõ mặt người. Trong đoàn gồm có: thầy cúng, đội trống, đội khèn, hai đôi nam nữ chưa vợ chưa chồng khiêng kiệu rước. Kiệu rước được trang trí sặc sỡ nhiều mầu theo biểu tượng âm dương ngũ hành. Đi đầu đoàn rước là thầy cúng, người được dân bản giao trách nhiệm là sứ giả để giao tiếp với thần linh, trên tay thầy cầm cây nêu biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở. Đi sau là kiệu rước nước, nước được đựng trong hai ống bương to một ống bố và một ống mẹ. Tiếp đến là kiệu rước đất, đất thiêng được lấy từ trên núi cao gọi là đất mẹ.

Sau đó là các mâm lễ để dâng các vị thần linh. Lễ vật gồm một mâm quả còn (bên trong các quả còn có đựng các hạt giống), mâm xôi 7 màu, bánh dày ngũ sắc và thủ lợn, gà luộc, hoa quả... Đội chiêng trống đi hai bên thầy cúng nổi chiêng trống để thầy cúng giao linh với thần linh.

Khi đoàn rước về đến địa điểm làm lễ, thầy cúng ra hiệu cho đội nhạc lễ tấu lên ba hồi kèn trống vang vọng cả núi rừng, trời đất, tiếp đó thầy cúng thực hiện nghi lề cúng. Thầy khấn và phun nước làm phép để xua đuổi ma quỉ, xua đuổi điều không may, rồi thầy tung lộc (là các hạt giống) của thần linh cho dân bản.


Lễ hội xuống đông

Phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao. Nhưng nổi bật nhất, vui nhất, nhiều người tham gia nhất là những màn xoè, khi tiếng kèn trống vang lên các cô gái Tày mở đầu màn xoè với những động tác xoè duyên dáng, điệu nghệ mời mọi người tham gia, vòng xoè cứ rộng mãi đi đều trong tiếng kèn, tiếng trống dập dìu.

Khi các màn xoè kết thúc mọi người lại đổ tới khu chơi trò chơi. Các trò chơi ở đây đa số là trò chơi dân gian. Đầu tiên là trò chơi ném còn, hai đôi nam thanh nữ tú được vinh dự ném quả còn đầu tiên, sau đó tất cả mọi người đều được tham gia. Trò chơi ném còn được tiếp tục cho đến khi quả còn được ai đó ném qua vòng. Tiếp theo là các trò chơi như đẩy gậy, kéo co, đánh quay, đánh bóng, bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ...

Lễ hội xuống đồng Bản Hồ- Sa Pa  là một lễ hôi mang đậm nét truyền thống của người dân tộc Tày, Dao. Lễ hội như tiếp thêm sinh lực cho đồng bào dân tộc để bắt tay vào một mùa màng năng suất, bội thu.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Tìm hiểu những nét độc đáo về bản Cát Cát ở Sapa

Bản Cát Cát Sapa là một điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách biết đến, sở dĩ như vậy bởi bản Cát Cát có phong cảnh đẹp, những ngôi nhà sàn độc đáo của người dân tộc Mông và những nét đẹp trong văn hóa của họ.


Đây là một bản lâu đời của người Mông, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km. Những năm gần đây, cái tên bản Cát Cátluôn nằm trong danh sách những điểm tham quan của các tour du lịch Sapa. Đây là bản đã có từ lâu đời và là một địa điểm du lịch văn hóa lý tưởng cho du khách khi muốn tìm hiểu và khám phá về đời sống và con người vùng Tây Bắc.

Từ trung tâm thị trấn Sa Pa đi khoảng ba cây số, từ phố nhỏ Fansipan qua con dốc sâu hút, ngoằn ngoèo là đến bản Cát Cát, thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, Lào Cai. Bản nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, trong thung lũng với ba bề là núi, nơi người dân tộc Mông sinh sống.

Ở bản Cát Cát - Sapa có một thác nước rất đẹp mà theo tiếng Pháp là CatScat. Từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện và chọn nơi đây làm khu nghỉ dưỡng cho các quan chức. Cũng từ đó, bản của người dân tộc Mông nằm bên dòng thác có tên là bản Cát Cát cho đến ngày nay.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgfqohweYgErF9tDaaUQVIX2RWX4uH2PUJy57NnF5wsv-CuUt1Ag2h7c_p2vrM_wuj70F72d7PvVyUwWSsG-_VRvnHi3r_XYiWCkBNXdc1Vnng8YrtRtC4Yry6ilEPBoOEidiAe6VqPZ9EM/s1600/ban-cat-cat.jpg
Bản Cát Cát- Sapa

Ðường xuống bản Cát Cát là độc đạo, hết đoạn đường dốc được trải thảm bê-tông thì đến những bậc thang lát đá. Gần 80 hộ dân của bản hầu hết nằm dọc theo con đường này, một số nằm rải rác trên các sườn núi. Ði khoảng mấy trăm mét bậc thang, qua cây cầu Si là trung tâm Cát Cát, nơi hội tụ của ba dòng suối ngày đêm rì rầm chảy, là suối Tiên Sa, suối Vàng và suối Bạc.

Kiến trúc nhà của người Mông ở làng Cát Cát - Sapa còn mang nhiều nét cổ như: nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu, các cột nhà đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông, vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào, cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.

Dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi, nhưng trang phục truyền thống của người Mông vẫn được dân bản gìn giữ. Với phụ nữ, khăn là tấm vải chàm hình chữ nhật quấn quanh đầu, áo mặc bên trong là màu chàm, xẻ ngực, áo khoác ngoài có thân dài, cổ áo thêu hoa văn theo mô-típ họa tiết cổ. Thắt lưng được làm bằng vải có tua ở hai đầu, giữa thêu các họa tiết. Quần lửng qua đầu gối, bắp chân quấn xà cạp màu chàm.

Ðàn ông người Mông phần lớn vẫn đội chiếc mũ làm bằng vải lanh, gồm tám miếng vải khâu ghép, mặc áo trong xẻ nách ngắn, áo khoác ngoài dài. Cổ áo thêu hoa văn móc câu kiểu hoa văn đơn; quần chàm màu đen, ống rộng. Tuy nhiên, do sự phát triển của đời sống, rồi tiếp xúc, trao đổi, học hỏi... một số phụ nữ người Mông đã có kiểu kết hợp trang phục nửa truyền thống, nửa hiện đại với áo phông, quần ống rộng, hoặc váy xòe, đầu đội khăn Mông...

Người Mông ở bản Cát Cát sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa trên các ruộng bậc thang, các nghề truyền thống như dệt vải, chạm trổ bạc và rèn nông cụ.

Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.

Ngoài nghề dệt, bản Cát Cát còn có nghề chạm bạc truyền thống rất độc đáo. Được làm hoàn toàn bằng thủ công nhưng nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng của làng đã tạo ra những sản phẩm khá tinh xảo. Chủ yếu là đồ trang sức của phụ nữ như vòng tay, vòng cổ, nhẫn, dây xà tích… Đây là một nghề đã tồn tại từ nhiều đời, nay mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều người dân nơi đây.


Là một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại Sapa không phải chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng mà bản Cát Cát còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa của núi rừng Tây Bắc. Đến với bản Cát Cát, du khách sẽ được tham quan khu giới thiệu và bán sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Khu trưng bày không nổi bật, hoành tráng như các nơi khác mà được dựng lên đơn sơ bằng những thanh gỗ, ống tre, giằng lại với nhau mà thành. Không gian tuy không lớn nhưng cũng thể hiện rõ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ miền núi qua một số bộ trang phục dân tộc treo dọc lối vào hay những bức thêu thủ công treo ngay ngắn bên vách, trên các xà gồ giữa gian trưng bày.

Du khách cũng sẽ có dịp tìm hiểu về các món ăn độc đáo của dân tộc Mông. Người Mông ở bản Cát Cát có rất nhiều món ăn với cách chế biến phong phú độc đáo như rượu ngô Mông, thắng cố, thịt hun khói "khăng gai", tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị...



Bản Cát Cat


Và điều đặc biệt hấp dẫn khi đến bản Cát Cát là du khách có cơ hội được tìm hiểu nhiều phong tục - tập quán, tham gia vào các lễ hội truyền thống mà người Mông nơi đây còn lưu giữ cho đến nay như tục kéo vợ, các nghi lễ cúng thổ ty - thổ địa, lễ hội Gầu Tào...

Các nghi lễ cúng thổ ty - thổ địa là những sinh hoạt văn hoá cộng đồng, được tổ chức vào các thời điểm đầu xuân hoặc tháng cuối hè và mùa thu, chỉ có quy mô nhỏ và diễn ra trong phạm vi của làng. Các nghi lễ cúng này thể hiện sự tôn kính và biết ơn những vị thần là những người có công lập làng.

Một phong tục cũng rất độc đáo của người Mông là tục kéo vợ. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra.

Nếu đến bản Cát Cát vào những ngày đầu năm, du khách sẽ được tham gia lễ hội Gầu Tào của người dân bản. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm, là hình ảnh thu nhỏ của đời sống tâm linh, đời sống văn hoá tinh thần - vật chất của đồng bào dân tộc Mông. Lễ hội mở ra nhằm mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh cho những người dân bản.

Ngày nay, để phát triển tiềm năng du lịch bản Cát Cát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện nhiều chương trình như: “Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát”, chương trình du lịch trải nghiệm “Một ngày làm nông dân người Dao” và “Một ngày làm cô dâu người Mông”… Tham gia những chương trình này, du khách sẽ được tìm hiểu, khám phá vốn văn hoá dân gian của người dân địa phương qua các làn điệu múa cổ truyền, lời ca giao duyên của các nghệ nhân trẻ hoạt động trong đội văn nghệ của bản, hoặc được tận mắt ngắm nhìn các nghệ nhân cao tuổi chạm khắc bạc, dệt vải lanh, thêu thổ cẩm làm váy áo, rèn dao cuốc bằng tay, hay cùng dân bản thi bắn nỏ, chơi trò bịt mắt bắt dê, thi kéo co, thi đi cầu tre qua suối...

Với những nét độc đáo riêng có của một bản vùng cao Tây Bắc, bản Cát Cát và bản Tả Phìn đang là một điểm du lịch lý tưởng khi muốn tìm hiểu về đời sống và văn hóa người dân tộc, một địa chỉ thích hợp cho những ai muốn nghỉ ngơi, hòa mình cùng thiên nhiên hoang dã khi đã mệt mỏi với đời sống đô thị. 
Đến Sapa và tận hưởng những phút giây thư giãn thoải mái và chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên nhé. Sapa quả thật rất xứng đáng khi được gọi là thiên đường du lịch.
Nguồn: Tổng hợp


Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Tìm hiểu lễ nhù đăng của người Mông ở Sapa



Dân tộc Mông ở Sapa có rất nhiều những phong tục tập quán độc đáo đặc trưng cho nét đẹp văn hóa của dân tộc Mông. Lễ cúng"Nhù Đăng" là một nghi lễ trong ngày tang ma, đây thể hiện tuyền thống uống nước nhớ nguồn - một nét đẹp văn hóa của người Mông.


Lễ cúng "Nhù đăng" thường được các gia đình tổ chức vào dịp cuối năm, sau khi mùa vụ đã gặt hái xong, gia đình có thời gian rỗi, điều kiện kinh tế dư dả. Tuy nhiên, nghi lễ không được tổ chức thường xuyên mà chỉ khi gia đình có người ốm đau hay chủ nhà nằm mơ thấy linh hồn người chết về đòi trâu "nhù" thì chủ nhà sẽ đi nhờ một thầy cúng trong làng xem giúp, nếu quả thực bố mẹ về đòi trâu thì gia đình mới tổ chức lễ cúng, nên nhiều khi con qua đời mà chưa tổ chức lễ "Nhù đăng" cho bố mẹ được thì đến đời cháu phải trả nợ thay.
Lễ "Nhù đăng" của người Mông
Lễ cúng được tổ chức vào ngày con Rồng, ngày con Trâu, kiêng tổ chức vào những ngày trùng với ngày mất của bố mẹ, ông bà trong gia đình… Gần đến ngày tổ chức, chủ gia đình đi mời anh em, họ hàng, bạn bè, bà con làng xóm về dự lễ cúng với gia đình, đồng thời mời người ban tang lễ đã giúp gia đình tổ chức lễ cúng. Lễ cúng diễn ra trong hai ngày với nhiều nghi lễ khác nhau như: nghi lễ mời linh hồn người chết về thăm lại nhà, nghi lễ giao trâu cho người chết ngoài bãi và cuối cùng là nghi lễ tiễn biệt linh hồn người chết lần cuối. Để tổ chức lễ cúng, gia đình nhờ anh em đi chặt tre, mượn trống về treo trong nhà để gọi linh hồn người chết. Mỗi dòng họ lại có cách treo trống khác nhau, có dòng họ treo trống ở một nửa vách nhà, có dòng họ treo theo chiều ngang của gian giữa, cách treo trống trong đám ma khô và ma tươi cũng khác nhau.

Ở đám ma khô, dưới chân cột trống họ lấy một chiếc chổi, một con dao, một cái xẻng, một cái búa, một chiếc xà beng buộc vào chân cột trống và một đống than hồng đổ vào dưới mang ý nghĩa tượng trưng cho các công cụ san gạt đường đón linh hồn người chết về nhà. Sau khi treo trống xong, người con dâu trong gia đình sẽ đi lấy hai bộ váy áo mới, dùng khăn vấn tròn vào váy tạo thành một hình nộm rồi đem vắt lên một chiếc giá tre để làm bàn thờ với ý nghĩa tượng trưng cho linh hồn người chết về thăm lại nhà. Bên dưới dùng một ván gỗ đặt hai cây "sình tờ" (đồng âm dương), một chiếc đèn và một quả trứng bổ đôi, một chiếc chén làm bàn thờ để gọi người chết về ăn cơm.

Anh em, họ hàng về dự lễ đều mang theo một chai rượu, một gùi thóc, vài thếp giấy tiền, một bó củi hoặc vài chục nghìn để làm lý phúng viếng người chết và giúp đỡ gia đình. Khèn, trống đánh thổi suốt đêm để mua vui cho linh hồn người chết, đến sáng sớm hôm sau, họ làm lễ đưa linh hồn người chết ra ngoài bãi mổ trâu. Lễ cúng ngoài bãi được tổ chức ở một bãi đất rộng, thoáng đãng, gia đình nhờ người dựng một chiếc lán, trên lợp bằng cỏ gianh, trong lán đặt một ván gỗ làm bàn thờ. Đồng thời, dựng một chiếc giá bằng tre để treo hai chiếc áo tượng trưng cho linh hồn người chết ngự trong đó. Bên cạnh lán, họ dùng tre, cỏ gianh buộc vòng quanh tạo thành một hình nộm, giống hình người, bên trên hình nộm có cài các con dao gỗ với ý nghĩa là người canh giữ, bảo vệ cho người chết. Phía trước lán họ dựng một cây cột treo trống và cọc buộc trâu, bên cạnh là vị trí bếp đun. Ở ba vị trí là cột treo trống, lán thờ và bếp đun dựng một cây trúc, có treo một con chim gỗ với ý nghĩa để canh giữ bảo vệ đám không cho các loại ma khác đến phá rối…

Đối với người Mông, dù gia đình giàu, hay nghèo thì cũng không thể bỏ qua nghi lễ này, bởi có ý nghĩa rất quan trọng đối với gia đình, không chỉ về đạo đức, xã hội mà còn mang đậm yếu tố tín ngưỡng tâm linh, thể hiện tình cảm tri ân giữa người sống với người đã mất.
Những phong tục như này cần được lưu giữ để giáo dục đời sau truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Đến Sapa để tìm hiểu thêm nhiều phong tục độc đáo của người dân nơi đây nữa nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Đến Sapa chinh phục đỉnh Phan Si Păng

Sapa nổi tiếng phóng phong cảnh núi rừng kì vĩ thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Nếu ban đam mê leo núi, chinh phúc độ cao thì Phan Si Păng là địa điểm lý tưởng cho bạn đó.

Phan Si Păng là ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương (3.143 m), nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn. Tuy chỉ cách thị trấn Sapa 9 km về phía Tây Nam, nhưng nếu đi bộ, leo núi bạn phải mất 6 đến 7 ngày mới chinh phục được đỉnh núi này. Hiện nay, rất nhiều nhà leo núi cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư tìm đường chinh phục đỉnh Phan Si Păng. Họ có thể đi theo tour của các công ty du lịch hoặc tự tổ chức với sự dẫn đường của dân địa phương, người dân tộc Mông, Dao (ở bản Cát Cát)

Phan Si Păng là điểm đến ko thể thiếu của khách du lịch Sapa

Trên đường lên đỉnh núi, du khách sẽ được khám phá hệ động thực vật và thiên nhiên kỳ thú của dãy Hoàng Liên. Tại đó có rất nhiều cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, các loại gỗ quý, chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương, các loài chim…
Phan xi Păng

Đỉnh Phan-xi-păng nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn (thuộc tỉnh Lào Cai), cao 3.143m so với mực nước biển còn được m là nóc nhà Đông Dương. Chinh phục đỉnh Phan (dân du lịch thường gọi thế) là mơ ước của rất nhiều người. Hay theo như một câu nói đã được dân du lịch bụi truyền tụng: “ Phi Phan bất phượt kí” – nghĩa là chưa leo đến đình Phan-xi-păng thì không phải là dân “Phượt”.


Trước đây, khách du lịch Sapa muốn leo Phan-xi-păng mất khoảng 5-6 ngày, giờ thì không cần phải tốn nhiều thời gian đến thế. Hiện nay, việc leo lên đỉnh Phan-xi-păng không còn quá khó khăn. Nhà nhà đi Phan, người người leo Phan. Đường nhiều người đi đã mòn cả lối. Thế nhưng Phan-xi-păng không là một điều gì đó dễ dàng, nó vẫn là một thử thách rất đáng để chúng ta vượt qua. Nhiều người leo Phan-xi-păng đã phải bỏ giữa chừng vì không được chuẩn bị tốt về sức lực, hành trang và tinh thần. Nếu đam mê du lịch leo núi hoặc muốn chiêm ngưỡng nóc nhà Đông Dương thì bạn hãy đến Phan xi Păng ở Sapa nhé. Bạn sẽ khám phá được nhiều điều thú vị nơi đấy, chúc bạn có một chuyến du lịch vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Kinh nghiệm hữu ích cho chuyến du lịch sapa của bạn


Sapa thu hút khách du lịch vào cả bốn mùa bởi mỗi mùa Sapa đều mang một vẻ đẹp riêng mà hiếm nơi nào có được. Đây là điểm du lịch rất hấp dẫn ở khu vực phái Bắc. Nếu bạn đang có ý định du lịch Sapa thì hãy tham khảo những kinh nghiệm hữu ích này cho chuyến du lịch Sapa giá rẻ của bạn. 

Các điểm tham quan đẹp ở Sapa


Núi Hàm Rồng ngắm những thảm hoa trên đường đi. Khi tới Sân Mây, bạn sẽ có dịp phóng mắt để nhìn toàn cảnh thành phố từ trên cao. Núi cao gần 2.000m so với mực nước biển, nằm ở khu trung tâm.

Bản Cát Cát - cách trung tâm khoảng 12 km. Là bản du lịch làng nghề lớn ở Sapa. Vào bản thăm quan bạn có thể mua được những món quà lưu niệm nho nhỏ để về làm quà cho người thân.
Bản Cát Cát- Sapa


Thác Bạc là dòng thác đổ xuống từ trên cao, bọt tung trắng xóa nên được gọi tên như vậy. Thác Bạc có độ cao hơn 200 mét, là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độ cao 1.800 m nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng ở trung tâm thị trấn Sapa có thể nhìn thấy thác Bạc trắng xóa vào những hôm trời quang và đây cũng là nguồn gốc tên gọi của thác.

Cầu Mây cách Sapa khoảng 17 km. Cây cầu nổi tiếng bằng dây mây này bắc qua con sông Mường Hoa ầm ào cuồn cuộn, giờ đã có một cây cầu bằng gỗ, vững chãi và an toàn hơn.Nếu như may mắn đến vào lúc sương mù cuộn từ dòng Mường Hoa lên phủ kín Cầu Mây, bạn thấy mình như đang bồng bềnh trong mây.




Bãi đá cổ Sapa là khu di tích có diện tích khoảng 8 km2 nằm tại thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.Bãi đá trải rộng 8km² với gần 200 khối đá là một di chứng về sự xuất hiện của người tiền sử ở đây.

Bản Tả Van (bản du lịch lớn ở Sapa) với dịch vụ homestay cho khách du lịch.Khi đến khám phá du lịch sapa ở bản Tả Van bạn có thể được thưởng thức các điệu múa mang đậm tích chất dân tộc Giáy và có thể tham gia múa sạp cùng với người dân trong bản.

Phương tiện đi lại

Có 4 chuyến khởi hành Hà Nội – Lào Cai và ngược lại với các giờ chạy là: 19h40, 20h35, 21h10 và 21h50. Bạn sẽ mất 9 tiếng để lên đến Lào Cai. Vào các mùa cao điểm bạn nên liên hệ trước với các đại lý bán vé tàu đi Sapa để đặt vé khứ hồi, tránh trường hợp bạn sẽ không thể mua vé về Hà Nội.

Giá vé một chiều Hà Nội – Sapa - Lào Cai - Hà Nội dao động từ 250.000 đồng/người đến 650.000 đồng/người tùy theo vé mà bạn lựa chọn là giường nằm hay ghế ngồi.

Bạn mua vé tại ga hoặc các đại lý vé tàu để tiết kiệm khi đi du lịch theo nhóm hoặc cùng gia đình. 1 số loại vé tàu du lịch sapa như Vé tàu Pumkin Express, Vé tàu Friendly Express,Vé tàu Hara Express,Vé tàu Tsc Express,Vé tàu Tulico Express,Vé tàu Ratraco Express,Vé tàu Fansipan Express , Vé tàu Livitran Express ... Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm đặt mua vé tàu sapa giá rẻ



Vé Tàu Du Lịch Sapa
Từ ga Lào Cai bạn đi xe bus lên Sapa mất khoảng 30 phút.
Kinh nghiệm du lịch sapa

Khách sạn

Ở Sapa có rất nhiều khách sạn với nhiều mức giá khác nhau để bạn có thể lựa chọn. Khách Sạn Victoria, Châu Long, khách sạn hạng vừa có Sapa View, Bamboo, Holiday, Fansipan View... hạng chuẩn có khách sạn Sapa, Sapa Star Light, Công đoàn...

Ăn

Chợ đồ nướng được qui hoạch gọn gàng ngay ven đường phố chạy bên cạnh Nhà thờ và dọc theo con đường dẫn vào khách sạn Công đoàn, đường lên tham quan khu du lịch Hàm Rồng của thị trấn Sa Pa.để phục vụ nhu cầu ẩm thực của khách tham quan, du lịch khi đến khám phá du lịch sapa

Khi đêm xuống, thành phố bé xíu trở nên đẹp một cách huyền ảo. Đi trong sương mù trên những con dốc, ngồi sưởi bên bếp than hồng, ăn trứng gà nướng chấm với bột nêm sẽ đem lại cho bạn những cảm giác thật tuyệt vời.
Trên đây là những kinh nghiệm hữu ích cho chuyến du lịch Sapa của bạn. hi vọng rằng những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn có một chuyến du lịch thú vị.
Nguồn: Sưu tầm

Khám phá vẻ đẹp kì diệu của Sapa


Sapa là một điểm du lịch hấp dẫn nhất vùng Tây Bắc nước ta. Ở đây mây, núi như hòa quyện vào nhau, núi trừng trùng điệp tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Sapa là vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa ở đó là cảnh đẹp tuyệt vời mà tạo hoá đã ban tặng. Cảnh sắc thiên nhiên cùng với sức sáng tạo của con người đã hình thành một khu du lịch tuyệt mỹ. Thị trấn Sa Pa với núi rừng trùng điệp chìm trong làn mây mờ bồng bềnh như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Cùng với khí hậu mát mẻ, hàng năm, nơi đây đã thu hút rất nhiều khách du lịch ở khắp nơi trong và ngoài nước.

Thị trấn Sa Pa nằm ở độ cao trung bình 1.500m - 1.800m nên khí hậu mát mẻ và mang nhiều sắc thái đa dạng. Ngay trong thị trấn có con suối Hùng Hồ, có đỉnh núi Phangxipang với độ cao 3.143m, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn và được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương.

Núi Hàm Rồng nằm ngay sát thị trấn Sa Pa vì thế du khách nào cũng có thể lên đây để ngắm toàn cảnh thị trấn. Từ trên Hàm Rồng, chúng ta có thể nhìn xuống dưới các bản làng Sa Pả, Tả Thìn hay thung lũng Mường Hoa... Tất cả đều bị bao phủ bởi lớp sương mờ ảo như bức tranh thuỷ mặc.



Huyền ảo Sa Pa

Sa Pa không chỉ đẹp về cảnh sắc mà còn dồi dào một tiềm năng về sinh vật. Nơi đây có nhiều loài động vật như gà gô, chim, khỉ, gấu, sơn dương…, đặc biệt là có tới 37 loài thú được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Ngoài ra, trong hơn 864 loài thực vật của Sa Pa thì có tới 173 loài được sử dụng làm thuốc rất tốt.

Cách Sa Pa 12km về phía Tây là dòng Thác Bạc hùng vĩ có dòng nước đổ từ độ cao 200m tạo nên một âm thanh sôi động vang vọng núi rừng.




Bên cạnh vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng, nơi đây còn mang nét đẹp cổ kính mà con người xưa đã tạo nên. Một số công trình mang nét đẹp xưa của Sa Pa đều được xây dựng từ vật liệu chính là đá như nhà thờ đá ngay trong thị trấn hay một tu viện đá ở hướng Đông Bắc Sa Pa.

Nét đặc sắc không thể bỏ qua ở Sa Pa đó là phiên “Chợ tình” vào các ngày chủ nhật. Người muốn dự phiên chợ thường đi từ tối thứ 7. Cảnh nhộn nhịp của những đôi trai gái dập dìu trong điệu khèn của người Mông, kèn môi của người Dao, múa xoè hoa của người Thái, người Mường…. cùng với những bát rượu tràn đầy góp phần tạo nên không khí vui tươi, náo nhiệt và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc vùng Tây Bắc.



Múa khèn trong phiên Chợ tình

Nhắc đến Sa Pa, nhắc đến núi rừng tây Bắc, chúng ta không thể không nói tới mặt hàng vải thổ cẩm tuyệt đẹp do bàn tay khéo léo của những cô gái, những người phụ nữ người Mông và Dao tạo nên. Mấy năm gần đây, vải và các sản phẩm từ chất liệu thổ cẩm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng trong và ngoài nước.

Sa Pa có sức quyến rũ đặc biệt với du khách không chỉ bởi thiên nhiên mà còn vì nơi đây là “vương quốc” của các loài hoa trái như: đào, lê, cam, mơ, mận…, đặc biệt là loài hoa bất tử nổi tiếng.

Sa Pa với nhiều dân tộc cư trú xen kẽ, mỗi tộc người có một nét văn hoá riêng nên mỗi năm có rất nhiều các lễ hội diễn ra ở đây. Hơn nữa, du lịch kết hợp tìm hiểu văn hoá, lịch sử vùng miền đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Thế nên, vẻ đẹp thiên nhiên cùng với cơ sở hạ tầng hiện đại và sự đa dạng các sản phẩm du lịch ngày càng làm cho Sa Pa trở thành điểm đến nổi tiếng của Tây Bắc, của Việt Nam và của cả du khách khắp nơi trên thế giới.
Nếu có dịp bạn hãy đến Sapa, tránh xa đô thị ồn ào để được thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên đất trời. Bạn sẽ cảm thấy Sapa như một thiên đường kì thú mà bạn luôn muốn được khám phá hết nơi đây.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Những kinh nghiệm cần có cho chuyến "phượt" Sapa của bạn


Sapa là một điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Sapa được thiên nhiên ưu đãi cho vẻ đẹp mà không nơi nào có được. Cảnh núi rừng trùng điệp, thị trấn Sapa huyền ảo trong màn sương, những thửa ruộng bậc thang như được chạm khắc tuyệt đẹp hay công trình kiến trúc nhà thờ Đá nổi tiếng... và còn nhiều điều thú vị nữa tất cả đã làm nên một Sapa hấp dẫn.
Thị trấn Sapa

Nằm ở độ cao 1600m so với mực nước biển, Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8. Đọc những thông tin này chắc các bạn cũng có thể có câu trả lời cho câu hỏi “nên đến Sapa vào thời điểm nào” rồi chứ. Một vài phương án Cùng Phượt gợi ý với bạn như sau
Mùa xuân là mùa mà khắp núi rừng Tây Bắc đều có sự xuất hiện của những cánh hoa đào, hoa mận, Sapa cũng không phải là ngoại lệ
Những thửa ruộng bậc thang chín vàng làm say lòng không ít du khách thường sẽ xuất hiện vào khoảng từ giữa tháng 9 cho đến tháng 10
Vào khoảng từ tháng 5-8 dương lịch là mùa mưa, thời gian này Sapa dường như rực rỡ nhất bởi các loài hoa đua nở.
Từ khoảng cuối tháng 12 đến Tết là thời điểm Sapa rất lạnh do miền Bắc chuyển vào mùa Đông, nếu bạn thích thú với việc cảm nhận cái lạnh tê tái cũng như (nếu may mắn) ngắm băng tuyết ở Sapa thì nên tới đây vào thời điểm này

Phương tiện đi lại ở Sapa

Từ Hà Nội đi Sapa
Sapa nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 40km, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 370km về phía Tây Bắc. Nếu kết hợp phượt Sapa với một số cung đường khác như : Mù Cang Chải, Mộc Châu, Hà Giang … thì các bạn nên mang theo xe máy từ Hà Nội để có thể khép cung đường thành một vòng tròn. Nếu chỉ đến với Sapa các bạn có thể mua vé tàu hỏa Hà Nội Lào Cai hoặc đi xe khách Sapa chạy từ Hà Nội.
Di chuyển xung quanh Sapa
Phượt Sapa



Thị trấn Sapa tuy nhỏ nhưng các điểm du lịch đều khá xa, khoảng từ 2 cho đến 20km. Nếu có kinh nghiệm đi xe máy vùng cao hoặc say xe ô tô bạn có thể thuê xe máy ở thị trấn Sapa để thuận tiện cho việc khám phá địa danh này. Phương án này cũng là phương án thích hợp để bạn có thể đi sâu vào các bản làng, dừng lại chụp ảnh hay chủ động làm bất cứ việc gì bạn thích. Ngược lại, nếu không thể đi xe máy bạn có thể thuê các xe ô tô 16 chỗ từ các công ty du lịch để họ đưa bạn tới những địa điểm trên. Một cách hay là có thể rủ một vài nhóm khác ở cùng khách sạn để cùng thuê xe đi tới các địa điểm này, chi phí sẽ được giảm tối đa

Các khách sạn nhà nghỉ ở Sapa

Trong thời gian đi du lịch thường có 2 xu hướng, một là phải chọn khách sạn đẹp, sạch sẽ, thoải mái, chất lượng tốt, hai là chỉ cần một nơi để nghỉ chân bởi cả ngày rong ruổi đi chơi rồi thì cần gì khách sạn đẹp quá. Ở Sapa, với hàng trăm khách sạn nhà nghỉ từ giá cả bình dân cho đến resort 5sao đều có thể thỏa mãn và đáp ứng 2 nhóm tiêu chí phía trên. Nếu đi phượt bạn nên chọn những khách sạn bình dân giá khoảng 200-300k cho phòng 2-3 người, nếu xác định đi nghỉ dưỡng bạn nên chọn những khách sạn nhà nghỉ có chất lượng cao hơn hoặc nếu có điều kiện thì nên chọn hẳn những khu nghỉ dưỡng cao cấp (resort).

Luôn nhớ đặt phòng trước khi đi vào mùa cao điểm


Vào các mùa cao điểm, việc đặt phòng khách sạn gần như rất khó khăn bởi số lượng du khách đổ về đây là vô cùng lớn, lúc đó các khách sạn thường không giữ chỗ cho bạn qua điện thoại được, một cách hay có thể áp dụng vào mùa này là đặt phòng khách sạn qua hệ thống Agoda, đây là một trong những website đặt phòng online uy tín và chất lượng khá tốt, đặt qua đây các bạn sẽ không bị tình trạng khách sạn ép giá sau khi lên đến Sapa bởi tất cả bạn đã thanh toán trực tuyến xong xuôi rồi.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ cho chuyến du lịch Sapa cảu bạn mà chúng tôi chia sẻ. Hi vọng sẽ có ích đôi với chuyến du lịch của bạn. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.
Nguồn: Tổng hợp