Vẻ đẹp Sapa trong sương mù

Sa Pa từ lâu đã được biết đến như một Châu Âu thu nhỏ của Việt Nam với khí hậu cận ôn đới đặc trưng quanh năm mây phủ. Với vẻ đẹp buồn, sương mù Sa Pa có sức cuốn hút đặc biệt với tất cả du khách khi đặt chân tới vùng đất này.

Ruộng bậc thang ở Sapa

Nét chấm phá kì khôi, sự giao thoa hài hòa giữa thiên nhiên và bàn tay còn người đã làm nên khung cảnh tuyệt đẹp nhất trên từng ngọn lúa ở ruộng bậc thang Sapa đã khiến không biết bao du khách, biết bao người đồng bằng tới Sapa được dịp ngỡ ngàng.p.

Nhà thờ đá cổ Sapa

Nhà thờ đá cổ Sapa trên phố núi giữa đêm mờ sương giống như một biểu tượng của xứ sở Sapa, của đất trời Tây Bắc.

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Khám phá lễ hội Trầu Sun ở Sapa

Nếu đi Sapa vào dịp đầu năm thì bạn sẽ có cơ hội tham gia nhiều lễ hội độc đáo của các dân tộc thiểu số sinh sống tại Sapa bởi các lễ hội này hầu hết tập trung vào đầu năm khi mùa xuân đến.
Trầu Sun được tổ chức hàng năm vào ngày Hợi tháng giêng (mồng 5 tết) của dân tộc Dao Đỏ ở làng Chành xã Xuân Giao 
>>>Tham khảo: Tour du lich Sapa 2 ngay 3 dem

Lễ hội Trầu Sun là một trong những lễ hội mang đậm nét tín ngưỡng nông nghiệp của người Dao Đỏ ở Lào Cai. Trầu có nghĩa là “cầu”, “sun” có nghĩa là “xuân”, “trầu sun” mang ý nghĩa là lễ hội cầu mùa diễn ra phổ biến ở các làng bản vào dịp đầu xuân.



>>>Xem thêm: Khám phá lễ hội  roóng poọc của người Giáy ở Sapa
Trầu sun là một trong những nghi lễ cầu mùa rất đặc trưng của người Dao đỏ được các làng bản tổ chức thường xuyên hàng năm hoặc vài ba năm một lần vào các dịp đầu xuân cầu cho mưa thuận gió hoà, cây cối phát triển, mùa màng tốt tươi, không xảy ra dịch bệnh, gia đình ấm lo, hạnh phúc.

Từ sáng sớm, thầy cúng chính cùng đại diện các hộ gia đình chuẩn bị đầy đủ các mâm lễ cúng thần trời đất, thần làng … Sau khi đoàn đội lễ đến tại khu đất rộng đầu làng (nơi diễn ra hội làng), thầy cúng thay mặt dân làng thắp hương khấn báo thần làng, trời đất phù hộ cho dân làng mở hội cầu mùa, cầu phúc, cầu tài cầu cho con trai làng trên, con gái làng dưới, thuận duyên, bén lứa nên vợ, nên chồng, nhà nhà ấm no hạnh phúc…




Sau khi kết thúc phần lễ tại lễ Trầu Sun thì sẽ diễn ra cuộc thi văn hoá – văn nghệ, thi đấu các môn thể thao truyền thống, như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, đánh quay. Đội văn nghệ các xã tổ chức thi múa, hát, trích đoạn nghi lễ cấp sắc người Dao… Các trò chơi, trò diễn càng sôi nổi hấp dẫn bởi sự góp mặt của cộng đồng các dân tộc ở 7 xã, thị trấn cùng đông đảo đồng bào các dân tộc từ khắp các địa phương lân cận đến xem và cổ vũ cho các tiết mục biểu diễn văn nghệ và thi đấu thể thao.
lễ hôi Trầu Sun là một lễ hội truyền thống độc đáo của người Dao Đỏ, nếu du lịch Sapa mùng 5 tết bạn hãy tham gia lễ hội Trầu Sun để có những trải nghiệm thú vị nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Chiêm ngưỡng đá vợ chồng ở Sapa

Du lịch Sapa nổi tiếng với những thắng cảnh tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng như thác Bạc, thác tình yêu, núi Phan-xi-phăng,... Thiên nhiên còn để lại những vết tích kì diệu mà  bạn nên tham gia tour du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm khám phá trong đó có đa vợ chồng  Đá vợ, đá chồng nằm trong khu Di tích Bãi đá cổ Sa Pa, thuộc thung lũng Mường Hoa, xã Hầu Thào.Đá vợ đá chồng là một cặp đá có tư thế đang hướng về nhau, đang tìm đến nhau

Đá vợ đá chồng là một cặp đá có tư thế đang hướng về nhau, đang tìm đến nhau. Hai tảng đá có liên quan đến truyền thuyết về mối tình thủy chung của đôi trai gái vượt lên mọi gian nan, thử thách, mong tìm đến với nhau và được sống hạnh phúc, nhưng khi sắp sửa gặp nhau thì họ đều đã bị hóa đá.

Phía đầu bãi đá khắc cổ cạnh con đường trục chính liên xã cũ có một tảng đá nằm dưới vùng sình lầy. Hòn đá có hình người nằm phủ phục, đầu quay xuống phía hạ huyện. Ở cuối bãi đá đó, cách chừng 2km, có tảng đá lớn cũng hình người nằm phủ phục, đầu quay lên, hai tảng đá có hình dáng giống nhau.



       >>>>Xem thêm: Đến Sapa chinh phục đỉnh Phan Si Păng

Đồng bào H’Mông ở quanh vùng Hầu Thào – Tả Van có kể lại: Từ lâu lắm rồi, ở mãi phương Bắc xa xôi đã xảy ra một cuộc chiến thảm khốc giữa hai bộ tộc. Kẻ chiến thắng là một tộc trưởng tàn ác, hắn còn có một tên phù thủy gian manh làm quân sư. Tên quân sư gian manh rắp tâm chiếm đoạt người con gái độc nhất của tộc trưởng.

Nàng tiểu thư xinh đẹp – con gái tộc trưởng lại đem lòng yêu chàng trai con tộc trưởng chiến bại trong cuộc chiến tranh vừa qua. Những ngày hai bộ tộc còn chung sống hòa bình thì tình yêu của đôi trai gái đẹp biết bao. Nghe lời xúc xiểm của tên quân sư, chiến tranh giữa hai bộ tộc đã xảy ra. Dù vậy, đôi trai gái vẫn quyết tâm bảo vệ hạnh phúc và họ đã cùng nhau trốn chạy về hướng nam mong rằng sẽ tìm được hạnh phúc ở nơi xa lạ.


Được tin, tộc trưởng huy động quân lính đuổi theo. Tên phù thủy quân sư uất ức nguyện rằng: “Nếu hai đứa trẻ đến suối Kim Hoa mà thoát vào đêm thứ mười thì hắn sẽ chọn thất bại. Nếu ngày mười một mà chưa qua suối Kim Hoa thì đôi trẻ sẽ hóa đá”.

Đêm thứ mười đôi trai gái đến thượng nguồn suối Kim Hoa (nay là đất Tả Van – Hầu Thào) thì cô gái không may sa xuống bãi sình lầy còn chàng trai đã vượt qua bãi sình lầy, không thấy cô gái, chàng trai liền quay lại để tìm, chạy được một quãng, mệt quá, chàng gục xuống. Trời sáng, chàng hóa đá đầu vẫn quay về phương Bắc – nơi người vợ còn ở đó. Còn cô gái cũng đã hóa đá đầu quay về hướng nam như cố chạy theo chồng. Vì thế, tảng đá chồng lớn hơn tảng đá vợ và chúng có hình dạng giống nhau.Tham gia tour du lịch Sapa 2 ngày 1 đêm để được tìm hiểu và khám phá nhiều điều lí thú ở Sapa.

Người già trong vùng nói rằng hai tảng đá hình như vẫn lần tìm đến nhau. Ở phía phải và trái của hai tảng đá vẫn tồn tại hai cánh rừng nhỏ, cả hai cánh rừng đều có những cây cổ thụ và có hai miếu thờ, một của đồng bào Giáy, một của đồng bào H’Mông thờ mối tình chung thủy của chàng trai, cô gái.
Đá vợ chồng đã trường tồn với thời gian như một minh chứng cho sự bất diệt của tình cảm vợ chồng. Đặt chân lên đây bạn còn được ngắm nhìn bao quát toàn cảnh đồi núi và ruộng bậc thang tuyệt đẹp.
Nguồn: Tổng hợp

Khám phá lễ hôi Roóng Poọc của người Giáy ở Sapa

Ở Sapa vào đầu năm thường diễn ra rất nhiều lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách du lịch Sapa tham gia. Những lễ hội ở Sapa thường rất độc đáo mang đậm nét đẹp truyền thống trong phong tục của các dân tộc sinh sống ở đây. Hội roóng poọc là một trong những lễ hội như vậy.

Hội roóng poọc hay còn gọi là lễ hội xuống đồng. Theo quan niệm của người Giáy đây là lễ hội để kết thúc một tháng vui chơi (tháng Tết). Đồng thời để mở đầu cho năm mới lao động và trong tư tưởng của người Giấy, đây còn là lễ cúng thần cai quản địa bàn để thần phù hộ cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khoẻ mạnh.

Người Giáy quan niệm: Trời là cao nhất, trời sinh ra tất cả lành, dữ, xấu, tốt; 'tiên' cũng ở trên trời, nhưng 'tiên' chủ yếu làm ra đều tốt, lành. 'Thần' là ở trần gian, người trực tiếp làm ra những điều lành dữ, tốt, xấu. Do đó lễ cúng thần trong ngày hội roóng poọc cũng là cúng cả trời, cả 'tiên', cả 'thần'. Hội roóng poọc vừa là vui chơi, lại vừa là cầu trời đất, thần thánh phù hộ cho sản xuất, cho cuộc sống của làng bình yên.

Lễ hội diễn ra vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa.

Để chuẩn bị cho lễ hội, các chức sắc trong làng đến nhà chủ làng để cùng chuẩn bị các đồ cúng thần, câu treo vòng mặt trời (vòng mặt trời được làm bằng tre vót nhọn và uốn vòng tròn, sau đó dán giấy xanh, đỏ, vàng, và cắt mặt trời bằng giấy đỏ, mặt trăng bằng giấy vàng dán vào giữa vòng, sau đó cắt con âm dương dán lên mặt trăng. Vòng mặt trời còn có ba tua bằng hoa giấy xanh, đỏ, tím, vàng),…

Địa điểm mở hội là một khu ruộng tương đối bằng phẳng phía đầu bản. Trung tâm hội dựng cây còn cao vút bằng cây mai có một vòng tròn trên ngọn. Vật cúng là những lễ vật tượng trưng cho sự no ấm như: vải, trứng, măng, bạc trắng và 6 quả còn của các cô gái chưa chồng.

Mở đầu lễ hội là cúng thần linh cầu cho người yên, vật thịnh. Khi lễ cúng kết thúc là dàn nhạc trống, chiêng điệu kèn pí lè tấu lên thông báo các chò chơi mang tính nghi lễ tượng trưng bắt đầu.

Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi, mở đầu là chò chơi ném còn. Những người cao tuổi (nam một bên, nữ một bên) lấy 6 quả còn cùng ném tượng trưng 3 lần khai mạc, rồi sau đó mọi người vào cuộc chơi. Những quả còn tua xanh đỏ vun vút lao len phông còn.Tiếng xuýt xoa hò reo cổ vũ rền vang.Phông còn bị ném thủng là báo hiệu cho một năm mùa màng tươi tốt.
Chơi ném còn trong lễ hội.

Cùng với ném còn là chơi kéo co cũng bắt đầu bằng hình thức kéo nghi lễ. Tốp nam đứng phía đông cầm phần gốc dây song (dây kéo co). Tốp nữ đứng phía tây cầm phần ngọn. Hồi trống kèn nổi nên thúc giục. Bên nam(đằng đông tượng trưng cho dương, mặt trời) luôn kéo thắng. Bên nữ (tượng trưng cho âm) giả vờ thua. Và như vậy, năm đó cả làng sẽ được mùa. Phần nghi lễ kết thúc, đông đảo nam nữ thanh niên cùng ùa vào chia phe thi kéo, kể cả du khách cũng có thể tham gia.

Khi kết thúc lễ hội, các già làng làm lễ khấn và hạ cột còn. Hai thanh niên khoẻ mạnh cùng 2 con trâu mộng được chọn cầy 5 đường “xuống đồng” tượng trưng cho vụ mùa mới bắt đầu. Tiếp đến, mâm cúng của nhà nào nhà ấy đem về, còn mâm cúng thần được bày ra ăn chung tại nơi tổ chức lễ hội, nghĩa là mỗi nhà một người, tự đem cơm, rượu… đến, còn thức ăn sẽ được chia đều cho các mâm, mâm nào không ăn hết họ lại tự chia đều cho nhau đem về nhà.

Lễ hội Roóng poọc diễn ra trong không khi vui vẻ, từng đoàn người tíu tít nói cười, hồ hởi về dự hội. Người Mông từ Hầu Thào, Lao Chải dồn xuống, người Dao từ Bản Hồ, Bản Phùng ngược lên, du khách từ thị trấn SaPa cũng tới dự làm cho lễ hội đông vui tới vài nghìn người.
Nếu đến Sapa vào dịp đầu năm bạn còn có cơ hội tham gia nhiều lễ hội độc đáo khác. Hãy đến Sapa để khám phá thêm nhiều điều thú vị tại vùng đất xinh đẹp này nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Đặc sắc lễ hội xuống đồng ở bản Hồ, Sapa

Lễ hôi xuống đồng ở bản Hồ Sapa là một lễ hội đặc sắc thu hút sự quan tâm của người dân và khách du lịch. Cứ vào dịp đầu xuân trước những ngày chuẩn bị canh tác vụ mới thì người dân tộc Tày, Dao lại tổ chức lễ hội này nhằm cầu mong một mùa màng bội thu, thuận lợi.

Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Dao được khai hội sáng ngày mồng 8 Tết đã thu hút rất đông nhân dân địa phương và du khách thập phương, có rất nhiều khách du lịch nước ngoài đã đến dự vui và khám phá nét văn hoá đặc sắc của đồng bào vùng núi cao phía bắc.

Phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước. Đoàn rước bao giờ cũng đi từ rất sớm khi trời còn chưa rõ mặt người. Trong đoàn gồm có: thầy cúng, đội trống, đội khèn, hai đôi nam nữ chưa vợ chưa chồng khiêng kiệu rước. Kiệu rước được trang trí sặc sỡ nhiều mầu theo biểu tượng âm dương ngũ hành. Đi đầu đoàn rước là thầy cúng, người được dân bản giao trách nhiệm là sứ giả để giao tiếp với thần linh, trên tay thầy cầm cây nêu biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở. Đi sau là kiệu rước nước, nước được đựng trong hai ống bương to một ống bố và một ống mẹ. Tiếp đến là kiệu rước đất, đất thiêng được lấy từ trên núi cao gọi là đất mẹ.

Sau đó là các mâm lễ để dâng các vị thần linh. Lễ vật gồm một mâm quả còn (bên trong các quả còn có đựng các hạt giống), mâm xôi 7 màu, bánh dày ngũ sắc và thủ lợn, gà luộc, hoa quả... Đội chiêng trống đi hai bên thầy cúng nổi chiêng trống để thầy cúng giao linh với thần linh.

Khi đoàn rước về đến địa điểm làm lễ, thầy cúng ra hiệu cho đội nhạc lễ tấu lên ba hồi kèn trống vang vọng cả núi rừng, trời đất, tiếp đó thầy cúng thực hiện nghi lề cúng. Thầy khấn và phun nước làm phép để xua đuổi ma quỉ, xua đuổi điều không may, rồi thầy tung lộc (là các hạt giống) của thần linh cho dân bản.


Lễ hội xuống đông

Phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao. Nhưng nổi bật nhất, vui nhất, nhiều người tham gia nhất là những màn xoè, khi tiếng kèn trống vang lên các cô gái Tày mở đầu màn xoè với những động tác xoè duyên dáng, điệu nghệ mời mọi người tham gia, vòng xoè cứ rộng mãi đi đều trong tiếng kèn, tiếng trống dập dìu.

Khi các màn xoè kết thúc mọi người lại đổ tới khu chơi trò chơi. Các trò chơi ở đây đa số là trò chơi dân gian. Đầu tiên là trò chơi ném còn, hai đôi nam thanh nữ tú được vinh dự ném quả còn đầu tiên, sau đó tất cả mọi người đều được tham gia. Trò chơi ném còn được tiếp tục cho đến khi quả còn được ai đó ném qua vòng. Tiếp theo là các trò chơi như đẩy gậy, kéo co, đánh quay, đánh bóng, bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ...

Lễ hội xuống đồng Bản Hồ- Sa Pa  là một lễ hôi mang đậm nét truyền thống của người dân tộc Tày, Dao. Lễ hội như tiếp thêm sinh lực cho đồng bào dân tộc để bắt tay vào một mùa màng năng suất, bội thu.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Tìm hiểu những nét độc đáo về bản Cát Cát ở Sapa

Bản Cát Cát Sapa là một điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách biết đến, sở dĩ như vậy bởi bản Cát Cát có phong cảnh đẹp, những ngôi nhà sàn độc đáo của người dân tộc Mông và những nét đẹp trong văn hóa của họ.


Đây là một bản lâu đời của người Mông, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km. Những năm gần đây, cái tên bản Cát Cátluôn nằm trong danh sách những điểm tham quan của các tour du lịch Sapa. Đây là bản đã có từ lâu đời và là một địa điểm du lịch văn hóa lý tưởng cho du khách khi muốn tìm hiểu và khám phá về đời sống và con người vùng Tây Bắc.

Từ trung tâm thị trấn Sa Pa đi khoảng ba cây số, từ phố nhỏ Fansipan qua con dốc sâu hút, ngoằn ngoèo là đến bản Cát Cát, thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, Lào Cai. Bản nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, trong thung lũng với ba bề là núi, nơi người dân tộc Mông sinh sống.

Ở bản Cát Cát - Sapa có một thác nước rất đẹp mà theo tiếng Pháp là CatScat. Từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện và chọn nơi đây làm khu nghỉ dưỡng cho các quan chức. Cũng từ đó, bản của người dân tộc Mông nằm bên dòng thác có tên là bản Cát Cát cho đến ngày nay.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgfqohweYgErF9tDaaUQVIX2RWX4uH2PUJy57NnF5wsv-CuUt1Ag2h7c_p2vrM_wuj70F72d7PvVyUwWSsG-_VRvnHi3r_XYiWCkBNXdc1Vnng8YrtRtC4Yry6ilEPBoOEidiAe6VqPZ9EM/s1600/ban-cat-cat.jpg
Bản Cát Cát- Sapa

Ðường xuống bản Cát Cát là độc đạo, hết đoạn đường dốc được trải thảm bê-tông thì đến những bậc thang lát đá. Gần 80 hộ dân của bản hầu hết nằm dọc theo con đường này, một số nằm rải rác trên các sườn núi. Ði khoảng mấy trăm mét bậc thang, qua cây cầu Si là trung tâm Cát Cát, nơi hội tụ của ba dòng suối ngày đêm rì rầm chảy, là suối Tiên Sa, suối Vàng và suối Bạc.

Kiến trúc nhà của người Mông ở làng Cát Cát - Sapa còn mang nhiều nét cổ như: nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu, các cột nhà đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông, vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào, cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.

Dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi, nhưng trang phục truyền thống của người Mông vẫn được dân bản gìn giữ. Với phụ nữ, khăn là tấm vải chàm hình chữ nhật quấn quanh đầu, áo mặc bên trong là màu chàm, xẻ ngực, áo khoác ngoài có thân dài, cổ áo thêu hoa văn theo mô-típ họa tiết cổ. Thắt lưng được làm bằng vải có tua ở hai đầu, giữa thêu các họa tiết. Quần lửng qua đầu gối, bắp chân quấn xà cạp màu chàm.

Ðàn ông người Mông phần lớn vẫn đội chiếc mũ làm bằng vải lanh, gồm tám miếng vải khâu ghép, mặc áo trong xẻ nách ngắn, áo khoác ngoài dài. Cổ áo thêu hoa văn móc câu kiểu hoa văn đơn; quần chàm màu đen, ống rộng. Tuy nhiên, do sự phát triển của đời sống, rồi tiếp xúc, trao đổi, học hỏi... một số phụ nữ người Mông đã có kiểu kết hợp trang phục nửa truyền thống, nửa hiện đại với áo phông, quần ống rộng, hoặc váy xòe, đầu đội khăn Mông...

Người Mông ở bản Cát Cát sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa trên các ruộng bậc thang, các nghề truyền thống như dệt vải, chạm trổ bạc và rèn nông cụ.

Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.

Ngoài nghề dệt, bản Cát Cát còn có nghề chạm bạc truyền thống rất độc đáo. Được làm hoàn toàn bằng thủ công nhưng nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng của làng đã tạo ra những sản phẩm khá tinh xảo. Chủ yếu là đồ trang sức của phụ nữ như vòng tay, vòng cổ, nhẫn, dây xà tích… Đây là một nghề đã tồn tại từ nhiều đời, nay mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều người dân nơi đây.


Là một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại Sapa không phải chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng mà bản Cát Cát còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa của núi rừng Tây Bắc. Đến với bản Cát Cát, du khách sẽ được tham quan khu giới thiệu và bán sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Khu trưng bày không nổi bật, hoành tráng như các nơi khác mà được dựng lên đơn sơ bằng những thanh gỗ, ống tre, giằng lại với nhau mà thành. Không gian tuy không lớn nhưng cũng thể hiện rõ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ miền núi qua một số bộ trang phục dân tộc treo dọc lối vào hay những bức thêu thủ công treo ngay ngắn bên vách, trên các xà gồ giữa gian trưng bày.

Du khách cũng sẽ có dịp tìm hiểu về các món ăn độc đáo của dân tộc Mông. Người Mông ở bản Cát Cát có rất nhiều món ăn với cách chế biến phong phú độc đáo như rượu ngô Mông, thắng cố, thịt hun khói "khăng gai", tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị...



Bản Cát Cat


Và điều đặc biệt hấp dẫn khi đến bản Cát Cát là du khách có cơ hội được tìm hiểu nhiều phong tục - tập quán, tham gia vào các lễ hội truyền thống mà người Mông nơi đây còn lưu giữ cho đến nay như tục kéo vợ, các nghi lễ cúng thổ ty - thổ địa, lễ hội Gầu Tào...

Các nghi lễ cúng thổ ty - thổ địa là những sinh hoạt văn hoá cộng đồng, được tổ chức vào các thời điểm đầu xuân hoặc tháng cuối hè và mùa thu, chỉ có quy mô nhỏ và diễn ra trong phạm vi của làng. Các nghi lễ cúng này thể hiện sự tôn kính và biết ơn những vị thần là những người có công lập làng.

Một phong tục cũng rất độc đáo của người Mông là tục kéo vợ. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra.

Nếu đến bản Cát Cát vào những ngày đầu năm, du khách sẽ được tham gia lễ hội Gầu Tào của người dân bản. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm, là hình ảnh thu nhỏ của đời sống tâm linh, đời sống văn hoá tinh thần - vật chất của đồng bào dân tộc Mông. Lễ hội mở ra nhằm mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh cho những người dân bản.

Ngày nay, để phát triển tiềm năng du lịch bản Cát Cát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện nhiều chương trình như: “Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát”, chương trình du lịch trải nghiệm “Một ngày làm nông dân người Dao” và “Một ngày làm cô dâu người Mông”… Tham gia những chương trình này, du khách sẽ được tìm hiểu, khám phá vốn văn hoá dân gian của người dân địa phương qua các làn điệu múa cổ truyền, lời ca giao duyên của các nghệ nhân trẻ hoạt động trong đội văn nghệ của bản, hoặc được tận mắt ngắm nhìn các nghệ nhân cao tuổi chạm khắc bạc, dệt vải lanh, thêu thổ cẩm làm váy áo, rèn dao cuốc bằng tay, hay cùng dân bản thi bắn nỏ, chơi trò bịt mắt bắt dê, thi kéo co, thi đi cầu tre qua suối...

Với những nét độc đáo riêng có của một bản vùng cao Tây Bắc, bản Cát Cát và bản Tả Phìn đang là một điểm du lịch lý tưởng khi muốn tìm hiểu về đời sống và văn hóa người dân tộc, một địa chỉ thích hợp cho những ai muốn nghỉ ngơi, hòa mình cùng thiên nhiên hoang dã khi đã mệt mỏi với đời sống đô thị. 
Đến Sapa và tận hưởng những phút giây thư giãn thoải mái và chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên nhé. Sapa quả thật rất xứng đáng khi được gọi là thiên đường du lịch.
Nguồn: Tổng hợp


Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Tìm hiểu lễ nhù đăng của người Mông ở Sapa



Dân tộc Mông ở Sapa có rất nhiều những phong tục tập quán độc đáo đặc trưng cho nét đẹp văn hóa của dân tộc Mông. Lễ cúng"Nhù Đăng" là một nghi lễ trong ngày tang ma, đây thể hiện tuyền thống uống nước nhớ nguồn - một nét đẹp văn hóa của người Mông.


Lễ cúng "Nhù đăng" thường được các gia đình tổ chức vào dịp cuối năm, sau khi mùa vụ đã gặt hái xong, gia đình có thời gian rỗi, điều kiện kinh tế dư dả. Tuy nhiên, nghi lễ không được tổ chức thường xuyên mà chỉ khi gia đình có người ốm đau hay chủ nhà nằm mơ thấy linh hồn người chết về đòi trâu "nhù" thì chủ nhà sẽ đi nhờ một thầy cúng trong làng xem giúp, nếu quả thực bố mẹ về đòi trâu thì gia đình mới tổ chức lễ cúng, nên nhiều khi con qua đời mà chưa tổ chức lễ "Nhù đăng" cho bố mẹ được thì đến đời cháu phải trả nợ thay.
Lễ "Nhù đăng" của người Mông
Lễ cúng được tổ chức vào ngày con Rồng, ngày con Trâu, kiêng tổ chức vào những ngày trùng với ngày mất của bố mẹ, ông bà trong gia đình… Gần đến ngày tổ chức, chủ gia đình đi mời anh em, họ hàng, bạn bè, bà con làng xóm về dự lễ cúng với gia đình, đồng thời mời người ban tang lễ đã giúp gia đình tổ chức lễ cúng. Lễ cúng diễn ra trong hai ngày với nhiều nghi lễ khác nhau như: nghi lễ mời linh hồn người chết về thăm lại nhà, nghi lễ giao trâu cho người chết ngoài bãi và cuối cùng là nghi lễ tiễn biệt linh hồn người chết lần cuối. Để tổ chức lễ cúng, gia đình nhờ anh em đi chặt tre, mượn trống về treo trong nhà để gọi linh hồn người chết. Mỗi dòng họ lại có cách treo trống khác nhau, có dòng họ treo trống ở một nửa vách nhà, có dòng họ treo theo chiều ngang của gian giữa, cách treo trống trong đám ma khô và ma tươi cũng khác nhau.

Ở đám ma khô, dưới chân cột trống họ lấy một chiếc chổi, một con dao, một cái xẻng, một cái búa, một chiếc xà beng buộc vào chân cột trống và một đống than hồng đổ vào dưới mang ý nghĩa tượng trưng cho các công cụ san gạt đường đón linh hồn người chết về nhà. Sau khi treo trống xong, người con dâu trong gia đình sẽ đi lấy hai bộ váy áo mới, dùng khăn vấn tròn vào váy tạo thành một hình nộm rồi đem vắt lên một chiếc giá tre để làm bàn thờ với ý nghĩa tượng trưng cho linh hồn người chết về thăm lại nhà. Bên dưới dùng một ván gỗ đặt hai cây "sình tờ" (đồng âm dương), một chiếc đèn và một quả trứng bổ đôi, một chiếc chén làm bàn thờ để gọi người chết về ăn cơm.

Anh em, họ hàng về dự lễ đều mang theo một chai rượu, một gùi thóc, vài thếp giấy tiền, một bó củi hoặc vài chục nghìn để làm lý phúng viếng người chết và giúp đỡ gia đình. Khèn, trống đánh thổi suốt đêm để mua vui cho linh hồn người chết, đến sáng sớm hôm sau, họ làm lễ đưa linh hồn người chết ra ngoài bãi mổ trâu. Lễ cúng ngoài bãi được tổ chức ở một bãi đất rộng, thoáng đãng, gia đình nhờ người dựng một chiếc lán, trên lợp bằng cỏ gianh, trong lán đặt một ván gỗ làm bàn thờ. Đồng thời, dựng một chiếc giá bằng tre để treo hai chiếc áo tượng trưng cho linh hồn người chết ngự trong đó. Bên cạnh lán, họ dùng tre, cỏ gianh buộc vòng quanh tạo thành một hình nộm, giống hình người, bên trên hình nộm có cài các con dao gỗ với ý nghĩa là người canh giữ, bảo vệ cho người chết. Phía trước lán họ dựng một cây cột treo trống và cọc buộc trâu, bên cạnh là vị trí bếp đun. Ở ba vị trí là cột treo trống, lán thờ và bếp đun dựng một cây trúc, có treo một con chim gỗ với ý nghĩa để canh giữ bảo vệ đám không cho các loại ma khác đến phá rối…

Đối với người Mông, dù gia đình giàu, hay nghèo thì cũng không thể bỏ qua nghi lễ này, bởi có ý nghĩa rất quan trọng đối với gia đình, không chỉ về đạo đức, xã hội mà còn mang đậm yếu tố tín ngưỡng tâm linh, thể hiện tình cảm tri ân giữa người sống với người đã mất.
Những phong tục như này cần được lưu giữ để giáo dục đời sau truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Đến Sapa để tìm hiểu thêm nhiều phong tục độc đáo của người dân nơi đây nữa nhé.
Nguồn: Sưu tầm